Mạt bụi là nguyên nhân gây hắt hơi, ngứa, ho, thở khò khè và hơn thế nữa. Thật may có rất nhiều cách phòng chống và làm sạch mạt bụi trên đệm.
Không gì tuyệt vời hơn việc nằm dài trên tấm đệm êm ái sau cả ngày mệt mỏi và chuẩn bị cho giấc ngủ ngon. Phòng ngủ là nơi tôn nghiêm để chúng ta nghỉ ngơi cũng như nạp lại năng lượng. Vì vậy, phòng ngủ, nơi chúng ta dành ít nhất 1/3 thời gian cuộc đời, phải là không gian sạch sẽ, yên tĩnh.
Xét cho cùng, thời gian ngủ hoặc nằm trên giường càng dài đồng nghĩa với lượng tế bào da chết và tóc tích tụ trên đệm càng nhiều. Một người trung bình thải ra 500 triệu tế bào da mỗi ngày. Tất cả những điều đó sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng dị ứng, tạo ra bụi bẩn và thu hút mạt bụi.
Đối với hàng triệu người dị ứng trên toàn thế giới, mạt bụi là nguyên nhân gây hắt hơi, ngứa, ho, thở khò khè và hơn thế nữa. Rất may, bạn có thể thực hiện từng bước dưới đây để xua đuổi mạt bụi khỏi phòng ngủ bằng cách vệ sinh đúng cách.
Mạt bụi là gì?
Trừ khi sử dụng kính hiển vi, bạn không thể nhìn thấy mạt bụi. Những sinh vật nhỏ bé này ăn tế bào da chết mà con người và vật nuôi thải ra. Chúng thích môi trường ấm áp, ẩm ướt, nên thường cư trú trong đệm, gối, ga giường, đồ nội thất bọc đệm, thảm trải sàn.
Tại sao mạt bụi lại trở thành vấn đề?
Mạt bụi là mối lo ngại cho sức khỏe đối với những người mắc các bệnh như dị ứng mạt bụi, viêm da dị ứng (chàm), hen suyễn hoặc bất kỳ sự kết hợp nào giữa chúng. Thật là thô thiển và hơi kinh hoàng khi nói về điều này, mỗi con bọ thải ra khoảng 20 viên phân mỗi ngày, nguyên nhân chính của tình trạng phản ứng dị ứng. Phân có kích thước bằng hạt phấn hoa, dễ đi vào theo đường thở nhưng cũng có thể gây ngứa da. Một loại enzyme tiêu hóa có trong phân thường gây ra phản ứng của hệ miễn dịch, dẫn đến các triệu chứng dị ứng rõ rệt. Bộ xương ngoài của bọ cũng có thể là chất gây dị ứng.
Mặc dù mạt bụi có kích thước rất nhỏ nhưng tác động lại rất lớn. Trong số những người bị cả dị ứng và hen suyễn, 40-85% bị dị ứng với mạt bụi. Trên thực tế, việc tiếp xúc với mạt bụi khi còn nhỏ chính là yếu tố nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn. Ngay cả người hen suyễn không dị ứng với mạt bụi vẫn có thể bị viêm đường hô hấp do hít phải các hạt này. Mạt bụi có thể gây co thắt phế quản, hay còn gọi là lên cơn hen suyễn.
Nếu bạn là người trưởng thành và không dị ứng với mạt bụi, viêm da dị ứng, hen suyễn hoặc các tình trạng dị ứng khác, thì những con bọ cực nhỏ không thể đe dọa bạn. Chúng không cắn hoặc chui sâu xuống da. Và chúng không phải sinh vật gây nhiễm trùng như rệp, dễ dàng lây lan.
Có phải mọi ngôi nhà đều có mạt bụi không?
Việc tiếp xúc với bụi bẩn và chất bài tiết của chúng chắc chắn sẽ tạo ra nhiều yếu tố bất ngờ. Tuy nhiên, hãy xem xét mức độ phổ biến. Hơn phân nửa dân số trên thế giới phát hiện mạt bụi trên ít nhất 1 chiếc giường. Cuối cùng, cho dù ngôi nhà sạch sẽ đến đâu, bạn vẫn có thể tìm ra những con mạt bụi ẩn nấp và sống trên tế bào da chết. Đó là thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các bước để biến ngôi nhà của mình, đặc biệt là đệm ngủ, ít tích tụ các sinh vật nhỏ bé hơn. Nhờ đó, phân của bọ cũng không ảnh hưởng đến đường hô hấp.
Cách loại bỏ mạt bụi khỏi đệm
Nếu lo ngại đệm có mạt bụi, bạn nên vệ sinh định kỳ. Bước đơn giản đầu tiên là tháo vỏ bọc, sử dụng các công cụ để hút bụi toàn bộ các ngóc ngách của đệm. Đối với những tình huống cực đoan, một nghiên cứu cho thấy việc hút bụi đệm hàng ngày làm giảm đáng kể các sinh vật và triệu chứng dị ứng liên quan. Nếu điều đó nghe có vẻ bất tiện để thực hiện hàng ngày, thì hút bụi kỹ lưỡng 1-2 lần/1 tháng cũng rất hữu ích. Bạn có thể lên kế hoạch thực hiện bước này mỗi lần giặt ga giường.
Mạt bụi thích môi trường ẩm ướt, và bộ đồ giường có thể bị ẩm do mồ hôi hay dầu cơ thể. Bạn có thể duy trì vệ sinh đệm bằng cách đặt đệm ở phòng có độ ấp thấp (dưới 51%) hoặc bật máy hút ẩm.
Ánh nắng trực tiếp sẽ tăng cường thoát nước và tiêu diệt mạt bụi. Vì vậy, hãy để mặt trời chiếu trực tiếp lên đệm nếu phòng ngủ có đủ ánh sáng hoặc mang ra ngoài trời. Tuy nhiên, bạn không nên phơi đệm cao su trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để tránh hao mòn. Nếu không có lựa chọn nào khả thi, bạn chỉ cần lột bỏ giường và để nó thoát ra ngoài trong vài giờ để loại bỏ hơi ẩm còn sót lại.
Cách phòng ngừa mạt bụi
Việc dọn dẹp thường xuyên và các chiến thuật khác giúp giảm thiểu số lượng mạt bụi trong nhà, đặc biệt trong phòng ngủ.
Giặt ga giường thường xuyên
Với mạt bụi, các bộ đồ giường gồm ga giường, chăn, vỏ gối và vỏ đệm (hoặc cả ruột chăn, ruột gối nếu có thể) tốt nhất nên giặt ở nhiệt độ cao. Theo một nghiên cứu, vệ sinh hàng dệt may ở nhiệt độ 122 độ F (50 độ C) trong 30 phút sẽ giết chết mạt bụi. Trước khi thực hiện, hãy luôn kiểm tra khuyến nghị của nhà sản xuất để biết cách bảo quản ga giường, gối và vỏ đệm đúng cách.
Sử dụng tấm bảo vệ đệm
Tấm bảo vệ không chỉ giảm thiểu lượng ẩm xâm nhập xuống đệm bằng cách ngăn cản chất lỏng, chất dịch cơ thể, mà còn giảm thiểu sinh vật gây hại và chất dị ứng.
Giảm thiểu độ ẩm, đặc biệt trong phòng ngủ
Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) phát hiện ra rằng quần thể mạt bụi giảm đi đáng kể trong những ngôi nhà có độ ẩm dưới 51%. Bạn nên bật quạt thông gió trong và sau khi tắm. Hãy sử dụng điều hòa hoặc quạt trong thời tiết có độ ẩm cao. Bạn cũng có thể sử dụng máy hút ẩm nếu cần thiết.
Giữ đệm và gối luôn khô ráo
Nếu bạn dễ bị đổ mồ hôi ban đêm, hãy trì hoãn việc dọn giường vào buổi sáng để giữ đệm luôn thông thoáng. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh đi ngủ với mái tóc ướt trên gối.
Vệ sinh thường xuyên
Các thói quen vệ sinh phòng ngủ như hút bụi và lau sàn nhà cũng như phủi bụi trên các bề mặt giúp loại bỏ da chết bong ra từ cơ thể người dùng và trẻ sơ sinh. Nhờ đó, nguồn thức ăn của mạt bụi cũng giảm đáng kể.
Loại bỏ thảm và vải bọc
Nếu có thể, bạn chỉ nên dùng bề mặt cứng thay vì thay vì thảm sàn, đặc biệt là phòng ngủ. Không nên sử dụng thảm hoặc các phụ kiện dệt may. Khi nói đến đồ nội thất, hãy tránh dùng vải bọc và rèm vải che cửa sổ. Nếu không, hãy hút bụi mọi thứ thường xuyên. Đối với đầu giường và đồ nội thất, da và nhựa vinyl là những bề mặt dễ vệ sinh hơn. Đối với cửa sổ, cửa chớp, rèm nhựa hữu ích hơn.
Thay gối thường xuyên
Hãy đặt những chiếc gối trang trí ra khỏi giường của bạn. Đừng quên vệ sinh gối ngủ thường xuyên. Bạn cũng cần thay gối khi làm đổ nước lên, bị biến dạng, có mùi hoặc nhận thấy bất kỳ triệu chứng dị ứng nào phát triển sau khi ngủ trên đó.
Câu hỏi thường gặp
Vỏ đệm có chống lại mạt bụi được không?
Có rất ít nghiên cứu về đệm và vỏ gối đặc biệt, nhưng khả năng giặt vỏ bọc bảo vệ bề mặt đệm của bạn chỉ có thể giúp giải quyết vấn đề. Một đánh giá nghiên cứu năm 2014 xem xét hơn 20 thử nghiệm lâm sàng cho thấy, vỏ gối làm giảm tiếp xúc với mạt bụi mặc dù không nhất thiết giảm thiểu triệu chứng dị ứng tương tự. Nghiên cứu khác cho thấy những tấm ga giường được dệt chặt có thể mang lại một số lợi ích. Chúng cũng bảo vệ đệm hiệu quả nên luôn là khoản đầu tư giá trị.
Giấm hoặc baking soda có diệt được mạt bụi không?
Mặc dù baking soda và giấm giúp loại bỏ mùi hôi đệm, nhưng chúng không thể tiêu diệt mạt bụi. Tuy nhiên, bạn có thể rắc baking soda để hấp thụ độ ẩm trước khi hút bụi.
Làm thế nào để loại bỏ mạt bụi trên da?
Mạt bụi không di chuyển trên da, mặc dù chúng có thể bám trên quần áo. Thói quen giặt đồ thường xuyên giúp loại bỏ hiệu quả. Chúng cũng không cắn hay đào sâu xuống. Tuy nhiên, do việc tiếp xúc với phân hoặc vỏ ngoài của bọ sẽ gây viêm da dị ứng, bạn nên điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Mạt bụi và ghẻ có khác nhau không?
Mặc dù đều là ve nhưng ve bụi và ghẻ khác nhau. Bệnh ghẻ là một bệnh ký sinh trùng, thường lây truyền qua tiếp xúc da kề da. Con ghẻ cái chui vào da và đẻ trứng. Các triệu chứng bao gồm phát ban, ngứa dữ dội. Bệnh ghẻ thường cần điều trị bằng thuốc mỡ theo toa hoặc thuốc uống. Trái lại, mạt bụi sẽ để bạn bình yên. Chúng chỉ muốn ăn tế bào da chết của bạn sau khi bong ra.
Mạt bụi đến từ đâu?
Mạt bụi đến từ khắp mọi nơi. Nhiều người có thể cho câu trả lời này không thỏa đáng, nhưng đó là sự thật. Chúng chỉ là những con bọ xuất hiện tự nhiên trên các tế bào da mà cơ thể người bong ra. Và nhà ở là môi trường thân thiện nhất đối do chúng ưa thích độ ẩm và nhiệt độ cao hơn.
Kết luận
Với một số người, mạt bụi có thể là điều thô thiển nhưng chúng là một phần tự nhiên trong hệ sinh thái và không thể loại bỏ hoàn toàn. Rắc rối chính mà chúng gặp phải là phản ứng dị ứng hoặc lên cơn hen suyễn. Đó là lý do bạn tốt nhất nên biến phòng ngủ trở nên thân thiện nhất có thể, đặc biệt nếu bạn dễ bị dị ứng hoặc mắc bệnh phổi. Bạn có thể ngăn những sinh vật này phá hoại giấc ngủ ngon bằng cách dọn dẹp, giặt giũ thường xuyên và thay đệm mới nếu cần. Với những nỗ lực này, bạn có thể xua đuổi mạt bụi để hy vọng thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy khó khăn, hãy nói chuyện với bác sĩ về các giải pháp hoặc thuốc bổ sung có thể hữu ích.
Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được giấc ngủ chất lượng nhất. Để được tư vấn và đặt mua đệm King Koil, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng Demkingkoil.com gần nhất.